Cây trồng thủy canh là gì ? 10 loại cây trồng thủy canh tuyệt đẹp!
Hiện nay, công cuộc CNH – HĐH đất nước ngày càng nhanh
hiện tượng “ Đất chật người đông” đang được mọi người quan tâm. Vì vậy muốn tìm
một không gian gẫn gũi vơi thiên nhiên là điều vô cùng khó với chốn đô thị. Việc
trồng cây mà không cần phải sử dụng đất đang rất được mọi người chú ý tới vì tính
ưu việt của nó. Đó chính là cây trồng thủy sinh, vậy cây trồng thủy canh là gì? Và những loại cây nào có thể thích nghi
với phương pháp sống mà không cần đất.
Cây trồng thủy canh là cây có khả năng sống trong môi
trường dung dịch nước được pha chất dinh dưỡng mà không cần đất.
Sau đây là 10 loại cây trồng không những sống được
trong môi trường nước mà còn cho giá trị thẩm mỹ cao.
1. Cây dứa
sọc vàng
·
Tên
khoa học:
Họ: Dứa
·
Đặc
điểm hình thái
-
Lá mọc đầu ngọn thành hình tròn, lá dài mỏng uốn cong,
mép lá màu xanh ở giữa có sọc vàngối, mũi mác, nhọn hai đầu, mép nguyên có màu đỏ.
·
Đặc
điểm sinh thái
-
Cây ưa sáng chịu được nhiệt độ cao và nhiệt độ
thấp không dưới 10-120C. Cây có
sức sống mạnh, dễ chăm sóc.
·
Ứng dụng
Dứa sọc
vàng được trồng làm cảnh, thường được sử dụng làm thảm ở công viên, vườn hoa,
hay ban công.... Hiện nay nó được đưa
vào trồng thủy sinh làm cây cảnh để bàn rất đẹp vì màu xanh sọc vàng lạ mắt của
lá.
2. Vạn
niên thanh
·
Tên khoa học: Epipremnum
·
Họ: Ráy
·
Đặc điểm hình thái
-
Cây thân cỏ dạng cây leo, có nhiều rễ ký sinh ở mỗi đốt của thân, là thường
xanh sống lâu năm.
-
Lá hình tim có màu xanh bóng đốm vàng rất đẹp.
-
Hoa dạng chuỗi màu trắng có mo bao bọc màu trắng.
·
Đặc điểm sinh thái
Là cây chịu
bóng bán phần, nhu cầu nước nhiều , sinh trưởng nhanh, ưa ẩm.
Cây rất dễ trồng, nhân giống bằng phương pháp giâm cành.
·
Ứng dụng
Cây vạn niên thanh được dùng làm cây nội thất, cây xanh văn
phòng, cây thủy sinh mang lại sự sảng khoái và thoải mái
cho con người, kích
thích khả năng sáng tạo và tích cực trong công việc.
3. Cây lá mác
·
Họ: Lục bình
Cây có nguồn gốc hoang dại từ các đồng ruộng đất trũng.
·
Đặc điểm hình thái
-
Lá đơn màu xanh bóng, có cuống lá dài, phiến lá hình trái xoan.
-
Hoa màu trắng nhỏ nhụy vàng có cuống dài.
-
Rễ chùm mọc từ thân ngầm, có màu
trắng.
·
Đắc điểm sinh thái
Cây ưa ẩm, dễ trồng và chăm sóc, nhân giống bằng phương pháp tách bụi.
·
Ứng dụng
Cây lá mác được đưa vào làm cây cảnh thủy sinh hoặc trồng kết hợp với các loại cây khác thành chậu hoa ngẫu
hứng theo hướng tự do rất độc đáo... vì vẻ xanh hoang dại và lạ mặt của nó.
Ngoài ra nó còn có tác dụng trong đông y.
4. Cây ngũ gia bì
·
Tên khoa học: Schefflera heptaphylla
·
Tên khác: Ngũ Gia Bì Chân Chim, Sâm Non, Sâm Nam.
·
Họ: Ngũ gia bì.
·
Đặc điểm hình thái
-
Cây thân gỗ lâu năm cao 2 –
8m
-
Lá kép chân vịt, có 6 – 8 lá chét, phiến lá hình trứng, lá màu xanh thẫm hoặc đốm vàng, xẻ thùy.
-
Hoa mọc thành cụm màu trắng.
-
Quả
mọng hình cầu.
·
Đặc điểm sinh thái
Là cây ưa bóng bán phần, nhân giống bằng phương pháp giâm cành.
·
Ứng dụng
Là cây nội thất được ưa chuộng. Có tác dụng thanh lọc không khí
đem lại cảm giác thư thái cho người trong phòng. Ngoài ra nó còn có tác dụng
trong đông y, đuổi muỗi...
Hiện nay cây ngũ gia bì cũng được trồng bằng
phương pháp thủy sinh là cây kiểng nhỏ để bàn rất đẹp. Chúng ta sẽ được thưởng
thức trọn vẹn vẻ đẹp của cây cũng như bộ rễ của nó.
5. Cây trầu xanh
·
Họ: Ráy
·
Đặc điểm hình thái
-
Cây mọc thành cụm.
-
Lá hình tim, có cuống lá
dài, phiến lá bóng nhẵn màu xanh mướt.
-
Rễ chùm.
·
Đặc điểm sinh thái
-
Cây trầu xanh ưa bóng, cây
dễ trồng sinh trưởng mạnh, nhân giống bằng phương pháp tách bụi.
Cây có tác dụng hút các khí thải CO2, benzen, tolouen..mang lại không gian trong lành và thư
giãn trong những giờ làm việc căng thẳng và mệt mỏi.
Cây cũng được trồng bằng phương pháp thủy sinh thưởng
thức trọn vẹn vẻ đẹp cuả lá cũng như bộ rễ .
6.
Cây rau má cảnh ( nhật)
·
Tên khoa học: Centella asiatica
·
Họ: Hoa tán.
·
Đặc điểm hình thái
-
Cây có thân bò lan, màu xanh lục, rễ mọc ra ở các mấu.
-
Phiến lá có hình tròn hay hình thận với
cuống lá dài khoảng 5-20cm, bề mặt lá trơn nhẵn, gân lá dạng mạng lưới. Lá có
màu sắc phụ thuộc vào môi trường sống, ở vùng đất ẩm ướt, dưới tán cây, bóng
râm lá có màu xanh lục đậm; ở trong nước thì lá có màu xanh non với cuống lá dài
mảnh, ở trên mặt nước lá cây lại có màu xanh lục.
- Hoa dạng ngù mọc
thành từng cụm. Mỗi cụm có nhiều bông hoa màu trắng hay trắng phớt đỏ nhìn rất đẹp.
-
Quả có hình mắt lưới.
·
Đặc
điểm sinh thái
Cây ưa sáng,
sinh trưởng rất nhanh. Thích nghi nhanh với mọi môi trường. Cây dễ trồng, dễ
chăm sóc. Được nhân giống bằng phương pháp gieo hạt hay tách nhánh.
·
Ứng dụng
Cây được sử dụng rộng dãi trồng làm cảnh, trồng
thủy sinh hay tạo tiểu cảnh hoạc kết hợp với các loại cây thủy sinh khác tạo sự
da dạng…
7. Trầu tay phật
·
Tên khoa học: Philodendron selloum
·
Họ: Ráy
Cây có nguồn
gốc từ các hòn đảo Salomon.
· Đặc điểm hình thái
-
Là cây bụi nhỏ, dạng thân thảo, có nhiều rễ khí sinh.
-
Lá tập trung ở đầu cành, phiến lá thuôn nhọn ở đầu, gốc hình tim, xẻ thùy lông chim sâu, có cuống dài, gốc có bẹ ôm thân.
-
Hoa
mọc thành cụm dạng mo nhỏ.
·
Đặc điểm sinh thái
Cây
phát triển tốt trong khí hậu nóng ẩm, đủ ánh sáng mặt trời nhưng tránh nắng gắt. Đất trồng tơi xốp thoát nước.
Nhiệt độ thích hợp cho cây là từ 18 – 300C.
·
Ứng dụng
Trầu tay phật thường
được sử dụng trồng cây nội thất, cây văn phòng có khả năng lọc không khí vì có thể hút một
số chất khí như ether, formaldehyde... hay trang trí
hành lang, ban công hoặc trồng tự do tạo tiểu cảnh hay cho leo cây.
Ngoài
ra cây còn ý nghĩa phong thủy đem đến may mắn, niềm vui và tài lộc cho gia chủ.
Cây có thể sống trong môi trường nước tốt, vì thế mà nó trở thành
cây cảnh thủy sinh để bàn hay nội thất được ưa chuộng.
8. Trầu lá xẻ pháp
·
Tên
khoa học: Philodendron scandens
·
Họ: Ráy
·
Đặc
điểm hình thái
-
Là
cây thân thảo mọng nước, dạng thân leo.
-
Lá xẻ thùy sâu, cuống lá dài mọc vòng quanh thân. Lá
có màu xanh, lá già có màu đậm hơn.
-
Hoa có lá kèm bao bọc.
-
Rễ: 1 phần lấy dinh dưỡng, phần còn lại
sống ký sinh với chức năng bám vào vật thể khác.
·
Đặc điểm sinh thái
Cây là cây chịu bóng, ưa ẩm. dễ trồng, nhân giống bằng phương pháp tách
bụi hay giâm cành.
·
Ứng
dụng
Lá
cây có mùi thơm đặc trưng, cây có thể làm giảm ô nhiễm ozone không khí trong môi trường nhỏ, hẹp. Vì vậy nó không chỉ có tác dụng về mặt sức khỏe, mà còn
mang lại giá trị về tinh thần cao.
Cây được đưa vào trồng thủy sinh làm cây để bàn, cây nội thất rất đặc biệt
và lạ mắt.
9. Cây cẩm thạch
·
Tên khoa học : Alternanthera tenella
·
Họ : Dền
·
Đặc điểm hình thái
-
Là cây thân cỏ sống lâu năm, phân
cành nhánh nhiều.
-
Lá mọc đối, phiến lá hình trứng màu xanh bóng
với mép lá màu trắng.
-
Hoa mọc thành cụm nhỏ hình đầu màu trắng.
-
Quả bế một hạt.
·
Đặc điểm sinh thái
Là cây ưa sáng, chịu được hạn. Tốc độ
sinh trưởng nhanh. Nhân giống bằng
phương pháp giâm cành, tách bụi hay từ hạt.
·
Ứng dụng
Cây thường được trồng trong chậu cây cảnh trang trí
trong phòng, hành lang hay ban công...
Hiện nay thì cây cẩm thạch cũng được trồng bằng phương pháp thủy sinh
cho giá trị thẩm mỹ cao và lạ mắt, được nhiều người ưa thích.
10. Cây thủy trúc
·
Tên khoa học: Cyperus involucratus
·
Họ: Cói
·
Đặc điểm hình thái
-
Cây có thân tròn màu xanh.
-
Lá tiêu giảm thành bẹ ở gốc, lá bắc tập trung ở đỉnh, xếp
vòng xòe ra, dài, rủ xuống.
-
Hoa có cuống dài tập trung ở đầu xếp tỏa ra, hoa có màu
trắng sau chuyển sang màu nâu.
·
Đặc điểm sinh thái
Là cây ưa bóng, chịu
úng. Tốc độ sinh trưởng nhanh, dễ trồng, nhân giống bằng phương pháp tách bụi.
·
Ứng dụng
Cây thủy
trúc thường trồng làm cây thủy sinh để trang trí hồ nước,
lọc nước hay lọc không khí...Ngoài ra có còn có tác dụng trừ tà, đem lại điều tốt lành và may mắn
cho gia chủ.
Trên đây là 10 loại cây trồng thủy sinh không những có
giá trị thẩm mỹ cao mà còn có giá trị về môi trường. Còn chờ gì nữa hãy nhấc điện
thoại lên và liên hệ qua SĐT 01666966627 để được tư vấn và đặt hàng nhé!.
Hãy làm cho cuộc sống thêm xanh “ Cây trồng thủy sinh
– màu xanh của cuộc sống”.